Đeo nhẫn cưới tay nào và ngón nào đúng nhất?
Trao nhẫn cưới chứng minh cho việc thành đôi là một trong những hành động thiêng liêng và đầy cảm xúc. Chính vì vậy, để trọn vẹn cho khoảng khắc ấy rất nhiều cô dâu chú rể sẽ tim hiểu xem đeo nhẫn cưới tay nào và ngón nào là đúng nhất. Để biết rõ chi tiết về câu hỏi trên hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!
Contents
I. Ý nghĩa của nhẫn cưới
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà lịch sử học thì nhẫn cưới không chỉ là vật đính hôn được sử dụng gần đây mà thật ra nó đã xuất hiện và có niên đại từ rất lâu trước đây.
Vào thời Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn cưới là biểu tượng thiêng liêng của sự gắn kết không bao giờ chấm dứt. Hay vào thời Hy Lạp, nhẫn cưới đeo tại ngón áp út là nơi liên kết với nhịp đập trái tim, người ta gọi đó là Vena Amoris – tĩnh mạch tình yêu. Do đó, khi muốn cùng ai cùng ai đi hết trọn cuộc đời, thì hãy mang nhẫn cưới vào ngón áp út của nhau. Hơn nữa, người ở thời đại này cho rằng việc cô gái chấp nhận cho người con trai đeo nhẫn cưới vào tay đồng nghĩa với việc bị trói buộc cả về tinh thần lẫn thể xác và chẳng còn được tự do như trước.
Ngày nay, tại hầu hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới, việc trao nhẫn cưới cho nhau là một nghi thức không thể thiếu trong đám cưới. Đeo nhẫn cưới chính là hành động khẳng định sự kết nối giữa hai người, hơn nữa nó còn là biểu tượng của tình yêu, là sợi dây gắn kết giữa các cặp vợ chồng.
Một cặp đôi khi đã quyết định trao nhẫn cưới cho nhau thì tức là họ đã trao hết niềm tin yêu và khẳng định sự gắn kết, ràng buộc với nhau. Đồng thời việc làm này cũng là một lời hứa ngầm rằng họ sẽ bên nhau trọn đời, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống và hạnh phúc bên nửa kia của mình.
II. Đeo nhẫn cưới tay nào và ngón nào?
1. Đeo nhẫn cưới tay nào?
Theo như Agateridgevineyard.com tìm hiểu được thì việc đeo nhẫn cưới tay nào sẽ còn phải phụ thuộc vào khu vực, đất nước và vùng lãnh thổ mà bạn sinh sống cũng như kết hôn.
Đối với phong tục của người Việt Nam thì đeo nhẫn cưới đúng sẽ theo quan niệm nam tả, nữ hữu. Điều này cũng có nghĩa là con trai sẽ đeo nhẫn cưới tay phải và con gái sẽ đeo nhẫn cưới tay trái.
2. Đeo nhẫn cưới ngón tay nào?
Ngoài việc đeo nhẫn cưới tay nào thì các cặp đôi cũng cần phải biết được rằng nên đeo nhẫn cưới vào ngón tay nào. Tại hầu hết các nước trên thế giới, nhẫn cưới đều sẽ được đeo vào ngón áp út của tay, lý giải về việc đeo nhẫn cưới vào ngón tay áp út của mỗi nơi sẽ có ý nghĩa như sau:
- Người phương tây quan niệm ngón áp út của bàn tay trái có một mạch máu chạy thẳng vào tim, do đó họ đeo nhẫn cưới vào ngón tay đó để tượng trưng cho một tình yêu duy nhất, chân thành.
- Người phương đông lại cho rằng, nếu như ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa biểu hiện của cái tôi thì ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời cùng tình yêu lứa đôi nồng ấm.
Một số quan niệm khác thì cho rằng ngón áp út là ngón tay đặc biệt, bởi khi gập ngón tay giữa lại rồi áp các đầu ngón tay lại với nhau, các ngón khác sẽ dễ dàng tách ra, chỉ hai ngón áp út là không thể tách rời, giống như vợ chồng luôn khăng khít đồng cam cộng khổ cùng nhau.
III. Những điều cần tránh khi đeo nhẫn cưới
Ngoài biết cách đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào như trên ra thì các cặp vợ chồng cũng cần phải kiêng kị một số điều như sau khi đeo nhẫn cưới:
1. Đeo nhẫn cưới sai tay, sai ngón
Khá nhiều tình huống cô dâu chú rể lúng túng trong tình huống trao nhẫn và sau đó trao nhẫn cưới sai tay, sai ngón. Đây sẽ là một điều rất cấm kị vì mỗi ngón sẽ có một biểu trưng riêng và nếu không trao đúng thì nó không còn là trao nhẫn cưới nữa rồi. Điều này các cặp đôi cần phải lưu ý nhé!
2. Đeo nhẫn cưới trước khi cử hành hôn lễ
Như ông bà ta đã có câu nói trước bước không qua, cho nên việc đeo nhẫn cưới trước khi lễ cưới diễn ra được cho là xui xẻo, hôn nhân sẽ khó thành. Với người dân châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thì lễ cưới là một trong những dịp quan trọng nhất của cuộc đời một cô gái. Do đó, họ rất kỹ tính từ việc đeo nhẫn tay nào cho đến thời điểm đeo nhẫn phù hợp.
3. Làm mất hoặc mang bán nhẫn cưới
Làm mất hoặc bán nhẫn cưới là một trong những điều cực kỳ kiêng kị. Có thể nhiều lúc bạn vô tình để rơi hoặc rơi vào hoàn cảnh túng quẫn nên bán đi nhưng với một tín vật thiêng liêng như nhẫn cưới thì đây là điều hoàn toàn không nên.
Theo nhiều quan niệm thì việc bán hoặc làm mất nhẫn cưới sẽ gây nên bất hòa, đổ vỡ, tổn thương trong gia đình. Hơn nữa, nhẫn cưới không còn là một món trang sức có giá trị vật chất, mà còn là món đồ vô giá chứa đầy kỷ niệm cuộc sống hôn nhân thăng trầm, vợ chồng có nhau, quan tâm chia sẻ.
4. Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn cưới
Sau một thời gian kết hôn, có khá nhiều cặp đôi và nhất là những người đàn ông trong gia đình vì thấy vướng víu mà thường xóa cất đi nhẫn cưới của mình không đeo. Tuy nhiên, nếu chúng ta có lòng, tất cả mọi khó khăn đều không phải là lý do. Nên nhớ rằng, một trong những việc đau lòng nhất trong cuộc sống vợ chồng có lẽ là để vợ/chồng mình nhắc bản thân hãy đeo nhẫn cưới.
5. Hình thức nhẫn cưới quá chênh lệch nhau
Nhẫn cưới được xem là biểu trưng cho mối liên kết giữa hai vợ chồng cũng như sự đồng lòng cùng nhau xây dựng gia đình. Chính vì thế mà hình thức nhẫn cưới cũng rất được chú trọng. Nếu cặp đôi đeo nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau, chẳng khác nào như câu ông nói gà, bà nói vịt, thể hiện sự bất đồng ngay từ thuở sơ khai.
Vì vậy, khi chọn lựa hay đặt nhẫn cưới, đôi uyên ương nên cực kỳ lưu ý đặc điểm này. Có thể, phụ nữ sẽ nhận được đặc quyền nhẫn được trang trí nhiều đá quý hơn đàn ông, tuy nhiên vẫn phải tuân theo một thể thống nhất về màu sắc cùng kiểu dáng.
Nhẫn cưới là một vật thiêng liêng dành cho tất cả các cặp đôi, chính vì thế mà chúng ta nên nâng niu cũng như chú tâm đến nó và trao nó cho người mình yêu thương cùng với tình cảm chân thành nhất.